VỊ TRÍ VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢM BIẾN OXY XE Ô TÔ

Trên các dòng ô tô hiện đại ngày nay, thì việc lắp đặt cảm biến oxy trên xe là một điều gần như bắt buộc đối với nhà sản xuất ô tô. Tùy vào từng dòng xe cũng như công suất động cơ, mà cảm biến oxy trên ô tô được lắp đặt nhiều hay ít. Vậy cảm biến oxy xe ô tô được lắp đặt ở vị trí nào? Có nguyên lý hoạt động ra sao? Các bác cùng em tìm hiểu bài viết bên dưới nhé.

Thông thường cảm biến oxy xe ô tô được thay mới sau khoảng 100.000km di chuyển. Do vậy, các bác cần biết được chính xác vị trí, cũng như nguyên lý làm việc của cảm biến oxy như thế nào, để tiến hành kiểm tra kỹ càng khả năng vận hành của cảm biến oxy trước khi ra quyết định thay mới hay tiếp tục sử dụng cảm biến cũ. 

 

1. Vị trí cảm biến oxy xe ô tô

   Phần lớn xe ô tô hiện nay thường lắp đặt cảm biến oxy ở ngay phía trước bộ phận lọc khí thải trong hệ thống động cơ, bộ phận lọc khí thải này nằm ở đoạn gần cuối của ống thoát khí cháy. Với các xe sử dụng phiên bản động cơ có nhiều xy lanh, thông thường sẽ có từ 2 – 4 thiết bị cảm biến oxy được lắp ở các nhánh khác nhau của ống dẫn khí thải.

   Những xe đời cũ chưa có bầu catalytic sử dụng 1 con cảm biến oxy, những xe đời mới có bầu catalytic thường có 2 con trên 1 nhánh, 1 con trước bầu trung hòa khí thải 1 con phía sau.

   Khi cảm biến oxy nằm giữa ống xả và bộ chuyển đổi xúc tác, chúng được gọi là cảm biến ‘tiền chuyển đổi xúc tác’. Và cảm biến oxy nằm giữa bộ chuyển đổi xúc tác và cửa xả (ống xả), chúng được gọi là các cảm biến ‘sau xúc tác’.

Dòng xe ô tô có bầu catalytic thường có nhiều cảm biến oxy

Dòng xe ô tô có bầu catalytic thường có nhiều cảm biến oxy 

2. Nguyên lý hoạt động của cảm biến oxy xe ô tô

   Khi khí xả động cơ đi qua đường ống có lắp đặt cảm biến oxy, sự tiếp xúc giữa lượng oxy trong khí thải và đầu dò cảm biến sẽ tạo nên một dòng điện thế tỷ lệ nghịch với lượng oxy còn trong khí thải và truyền về ECU. Thông thường, khi lượng oxy thải ra từ động cơ cao (thiếu xăng) thì lúc này dòng điện thế phát sinh trên sẽ ở mức khoảng 0,1V.  Còn ngược lại, nếu lượng oxy thải ra thấp (dư xăng), lúc này dòng diện sinh ra từ cảm biến sẽ đạt khoảng 0,9V. Dựa trên dòng điện này, ECU sẽ điều chỉnh lại thời gian cho phép phun nhiên liệu sao cho thích hợp hơn để giúp lượng xăng và oxy trong động cơ đạt tiệm cận mức lý tưởng, nâng cao hiệu suất của động cơ.

>> Tìm hiểu thêm về 4 hư hỏng thường gặp ở bơm xăng xe Lacetti

>> Lưu ý khi bảo dưỡng bơm xăng xe Orlando

Hình ảnh thực tế đoạn xả xe Chevrolet Captiva

   Các phép đo được gửi trong thời gian thực tới ECU sẽ điều chỉnh hỗn hợp nhiên liệu / oxy khi cần thiết. Nếu cảm biến oxy không đo được mức oxy chính xác thì ECU không thể điều chỉnh mức nhiên liệu / oxy chính xác. ECU sẽ điều chỉnh lượng nhiên liệu đi vào hệ thống dựa trên mức oxy được đo bằng cảm biến oxy. Điều quan trọng cần nhớ là nếu hỗn hợp nhiên liệu và oxy không chính xác, lượng chất ô nhiễm thải ra từ khí thải xe của các bác sẽ tăng lên. Điều này không chỉ gây hại cho môi trường mà có thể dẫn đến thiệt hạ cho bộ chuyển đổi xúc tác hoặc động cơ của các bác.

ECU điều chỉnh lượng phun nhiên liệu khi nhận tín hiệu từ cảm biến oxy ô tô

ECU điều chỉnh lượng phun nhiên liệu khi nhận tín hiệu từ cảm biến oxy ô tô

tham khảo <<cấu tạo và chức năng cảm biến oxy ô tô>>


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng