Tăng sức mạnh cho bác ấy với các biện pháp khắc phục bệnh phanh tạm thời phần 3
Biện pháp khắc phục bệnh phanh tạm thời phần 3
Như các bác đã biết về những điều xảy ra với hệ thống phanh, kèm các dấu hiệu liên quan thì chúng ta cũng cần phải biết một vài biện pháp khắc phục bệnh phanh tạm thời để trang bị khi đi xe.
1. Kiểm tra mức dầu phanh
- Khi không lái xe, các bác có thể mở nắp capo để xem lại lượng dầu phanh trữ trong hộp.
- Đa số các hộp nhớt có màu trong mờ nên việc kiểm soát mực dầu tương đối dễ dàng. Việc kiểm soát này nên thực hiện nửa tháng một lần.
+ Nếu mực dầu xuống thấp, cần phải bổ sung thêm vào.
+ Nhưng nếu nhận thấy mực dầu sút giảm thường xuyên, đấy là dấu hiệu hệ thống bị rò, có thể trong các đường ống dẫn dầu của hệ thống phanh.
Chú ý: Trước khi châm dầu vào hộp, cần phải lau sạch miệng chai nhớt để những chất dơ bẩn không len vào trong hệ thống. Đồng thời, đừng để cho dầu phanh nhỏ xuống thành xe, nhất là những chỗ có sơn, bởi vì dầu phanh gây hư hại nước sơn ở thành xe.
Xem thêm: << Điều gì đang xảy ra với hệ thống phanh và bệnh trên hệ thống phanh phần 1 >>
- Các chuyên gia về bảo trì khuyên nên thường xuyên mở nắp hộp dầu để kiểm tra màu dầu ra sao.
+ Dầu mới thì trong hoặc trong mờ.
+ Dầu cũ và sắp sửa quá “đát” có màu sậm bẩn sau một thời gian dài nhiễm bụi, đất, tạp chất...
==> Nếu dầu phanh đã đổi sang màu sậm, thì đó là lúc phải thay dầu phanh mới hoàn toàn, chứ không phải chỉ là châm thêm cho đầy.
2. Kiểm tra hệ thống ống dẫn dầu phanh
- Muốn kiểm tra hệ thống dây phanh, xe cần phải được nâng lên cao. Để ý xem các đường dây dẫn dầu mềm và đường ống kim loại cứng có bị rò hoặc han gỉ chỗ nào không.
- Đường ống kim loại chạy dọc theo chiều dài của xe, vì thế cần phải kiểm tra tất cả. Đồng thời phải kiểm tra đường ống cao su chuyển dầu đến các "heo dầu" nằm tại bánh xe.
- Với những ống mềm, nên phải xem có chỗ nào sần sượng không, bởi vì sần sượng là dấu hiệu báo trước sẽ có rò rỉ.
** Lưu ý: Đừng để cho các đường ống này chạm vào những bộ phận di động trong xe, hoặc những bộ phận phát nhiệt, chẳng hạn như ống bô.
3. Kiểm tra bằng cách tháo bánh.
- Nếu có thời gian, các bác nên tháo bánh để kiểm tra tình trạng của bộ phận đĩa phanh trên 2 bánh trước.
- Để ý đĩa phanh có bị trầy xước gì không, đã hao mòn đến đâu. Những vết trầy xước trên mặt đĩa phanh, nếu có, là dấu hiệu có nhiều cặn bẩn (như sỏi đá, hoặc cát) bám giữa lớp bố và bề mặt đĩa phanh gây ra các tổn hại đó.
+ Nếu mặt đĩa phanh bị trầy xước nặng, cần phải đưa xe đi gara sửa chữa, nếu cần thì tráng mặt, hoặc thậm chí thay luôn.
+ Đối với các phanh tang trống (phanh đùm) ở 2 bánh sau, các bác cần phải cẩn thận tháo phần trống phanh để có thể kiểm tra bên trong.
Làm công việc này, cần đeo mặt nạ để khỏi hít thở chất bụi bám trên phanh.
==> Phải kiểm tra nhiều dấu hiệu khác như: phanh có bám quá nhiều bụi không, mặt trống phanh hoặc mặt đĩa có bị cong lên không? Heo dầu có bị hư hại gì không?
***Lưu ý sử dụng và sửa chữa:
- Vệ sinh định kỳ và sau khi sử dụng xe trong các điều kiện đường sá nhiều bùn đất, cát bụi.
- Thường xuyên và định kỳ tra dầu mỡ tại các vị trí khớp nối dẫn động và dây phanh để đảm bảo phanh luôn hoạt động trơn tru.
- Cẩn trọng khi dán phíp do chất lượng dán phụ thuộc nhiều vào chất lượng của phíp, keo dán, lực ép khi dán và mức độ lành nghề của người dán.
- Trước khi sử dụng xe, hãy chắc chắn hệ thống phanh hiện đang hoạt động tốt.
Trên đây là các biện pháp giúp các bác khắc phục tạm thời khi phát hiện bệnh về hệ thống phanh.
Hãy đọc thêm: << Đừng để xế yêu trở thành đống sắt vụn với hệ thống trợ lực lái >>
Sau khi khắc phục, các bác nên mang xe ra garage uy tín để kiểm tra lại một lần nữa và đưa ra phương án sữa chữa nếu có thể.
*** Lưu ý: phanh là một hệ thống rất quan trọng đối với độ an toàn khi đi xe, vì vậy khi thay thế bất cứ phụ tùng nào trên hệ thống này nên lựa chọn hàng chính hãng, để luôn đảm bảo an toàn cho các bác và cho hệ thống khi di chuyển.
Liên hệ ngay với chúng tôi để mua hàng chính hãng:
0798 563 579 - 0909 907 588 ( tư vấn 24/24)
Xem thêm