”08 CÁCH BẮT BỆNH” BUGI XE Ô TÔ QUA MÀU SẮC

Được coi là một chi tiết rất nhỏ trên xe, nhưng bugi xe ô tô lại có một vai trò rất quan trọng trong quá trình khởi động động cơ. Dựa vào màu sắc bugi, các bác có thể phần nào đoán biết được tình trạng động cơ xe đang như thế nào. Dưới đây Liên Phương sẽ giới thiệu 8 loại màu sắc biến đổi của bugi ô tô khi chúng gặp vắn đề để các bác cùng tham khảo!

Sự biến đổi màu sắc của bugi xe ô tô sẽ được Liên Phương giới thiệu đến các bác ngay sau đây hy vọng sẽ không làm cho các bác thất vọng, hãy cùng Liên Phương theo dõi nhé!

1. Bugi xe ô tô chuyển sang màu vàng nâu

Bugi có màu vàng nâu chứng tỏ động cơ hoạt động bình thường, tỷ lệ hòa khí đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và các thành phần cơ học ổn định.

Các bác nên thay bugi có khoảng nhiệt bằng nhau (có chiều dài lớp sứ cách điện phía dưới bằng nhau).

2. Bugi xe ô tô có màu trắng

Đây là tình trạng xảy ra phổ biến, chứng tỏ động cơ xe các bác hoạt động quá nhiệt. Nguyên nhân gây nên tình trạng trên có thể do bugi không phù chỉ số octan của nhiên liệu quá thấp, thời gian đánh lửa của động cơ không tối ưu, hệ thống làm mát động cơ hỏng, hoặc động cơ bị thiếu xăng (quá nhiều không khí).

bugi xe ô tô

hoạt động quá nhiệt dẫn đến tình trạng bugi xe ô tô chuyển màu trắng

3. Bugi xe xuất hiện màu đen và khô

Khi các bác kiểm tra và thấy bugi xe ô tô có màu đen, rất có thể động cơ hoạt động ở chế độ giàu nhiên liệu hoặc xe chạy cầm chừng quá mức.

Đối với ô tô có thêm hiện tượng khói đen thoát ra ở ống pô thì chính xác là động cơ dư xăng.

4. Bugi xe ô tô cực âm bị mòn nhiều

Trường hợp này xảy ra do bugi ô tô bị ảnh hưởng bởi sự tác động của các chất phụ gia có trong xăng và dầu động cơ.

Khi có tình trạng trên, động cơ sẽ bị mất lửa, đặc biệt là khi tăng tốc do khe hở đánh lửa giữa hai điện cực bugi lớn làm điện thế đánh lửa kém, xe cũng khởi động khó khăn.

bugi xe ô tô

bugi xe ô tô bị mòn do sự tác động của các chất phụ gia có trong xăng và dầu động  cơ 

5. Bugi xe có khoảng cách đánh lửa lớn

Nếu tay lái sử dụng bugi trong thời gian quá dài mà không thay sẽ khiến quá trình đánh lửa sẽ làm mòn cực tâm, làm khe hở đánh lửa tăng lên và giảm khả năng đánh lửa của bugi, gây giảm công suất của động cơ.

6. Bugi xe bị vỡ đầu sứ

Về điểm này, phần lớn là do tác động cơ khí, khi bugi xe ô tô bị đánh rơi hoặc đè nặng lên cực tâm bugi do sử dụng sai. Cũng có thể do sử dụng lâu ngày bugi bị đóng cặn ở đầu sứ bugi và cực tâm và do cực tâm bị gỉ sét.

bugi xe ô tô

bugi xe ô tô có hình dạng nhỏ nhưng là chi tiết rất quan trọng

7. Bugi ô tô bị chảy cực tâm

Điều này, bugi sẽ bị chảy cục bộ cực tâm hoặc chảy hết toàn bộ, đầu sứ cũng bị rỗ hay nứt. 

Nguyên nhân gây nên là do bị tự động đánh lửa gây nên quá nhiệt, bugi có khoảng nhiệt không phù hợp, hoặc do các nguyên nhân khác như: chất cháy đóng cặn trong buồng đốt, bô bin hỏng, xu-páp hỏng, chất lượng nhiên liệu kém; sẽ gây nên hiện tượng mất lửa làm giảm công suất động cơ.

bugi xe ô tô

các cực của bugi xe ô tô bị chảy có chất lạ bám trên cực bugi

8. Các cực của bugi xe ô tô bị chảy

Khi bugi xe ô tô bị chảy cả hai cực và có chất lạ bám trên cực bugi, đó là do bugi bị quá nhiệt do tự động đánh lửa. Sự đánh lửa sớm, bô bin bị hỏng, xu-páp hỏng, chất lượng xăng kém hoặc chất cháy đóng cặn trong buồng đốt cũng gây nên hiện tượng trên.

Chi tiết Bugi xe Chevrolet Cruze-Lacetti-Nubira - Aveo

Xem ngay << thời điểm vàng cần thay curoa cam >>

<< phụ tùng gm sài gòn nơi bạn có thể tin tưởng >>

 


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng